Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp là gì? Vì sao khi đăng ký độc quyền cho thương hiệu, logo, bao bì sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp cũng như sáng chế, giải pháp hữu ích, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và ủy quyền cho tổ chức này thực hiện thay mình?

Các câu hỏi trên sẽ được banquyen.net giải đáp chi tiết trong bài viết Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp và những điều cần biết ngay bên dưới.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Sở hữu công nghiệp là gì?
  2. Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp là gì?
  3. Điều kiện để trở thành tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp
  4. Quyền của Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật
  5. Trách nhiệm của Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật
  6. Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp

1. Sở hữu công nghiệp là gì?

Sở hữu công nghiệp theo nghĩa rộng là quyền sở hữu về các phát minh, thiết kế, biểu tượng thương hiệu và tác phẩm sáng tạo khác trong lĩnh vực công nghiệp. Những quyền này được cấp cho người tạo ra hoặc đầu tư tạo ra các đối tượng vừa nêu, cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức Giấy chứng nhận độc quyền hay còn gọi là Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo đó, người được cấp trở thành chủ sỡ hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, và chủ sở hữu được độc quyền sử dụng và kiểm soát việc sử dụng những sản phẩm đó trong một thời gian nhất định. Quyền sở hữu công nghiệp cũng đảm bảo quyền lợi kinh tế cho chủ sở hữu, đặc biệt trong trường hợp những sản phẩm được bán hoặc cấp phép sử dụng cho các bên thứ ba.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, sở hữu công nghiệp là quyền độc quyền và quyền chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của chủ sở hữu đối với:

to-chuc-d-ai-dien-so-huu-cong-nghiep

2. Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp là gì?

Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp là các công ty, doanh nghiệp, văn phòng luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hoạt động trong lĩnh vực đại diện sở hữu công nghiệp khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Như vậy, không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng là tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, kể cả công ty luật và văn phòng luật sư, vì điều kiện tiên quyết để được nhà nước công nhận là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, thì tổ chức đó phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.

Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp là tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, tổ chức để thực hiện đăng ký bảo hộ độc quyền cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu (thương hiệu/logo), kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng/bao bì sản phẩm) và giúp chủ sở hữu quản lý và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của họ, và đại diện cho họ trong các vụ kiện liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Một số tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp có thể được biết đến là các văn phòng đại diện sở hữu trí tuệ, các Công ty Luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, hoặc các công ty tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ.

3. Điều kiện để trở thành tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp

Cụm từ Đại diện Sở hữu công nghiệp có thể chỉ một Tổ chức hành nghề Đại diện SHCN hoặc một cá nhân đã được cấp Thẻ đại diện SHCN.

Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, cá nhân được cấp Thẻ Đại diện SHCN không được hành nghề độc lập mà phải hành nghề dưới sự quản lý của một Tổ chức Đại diện SHCN.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều công ty, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu), đăng ký độc quyền kiểu dáng sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp hoặc sáng chế, giải pháp hữu ích nhưng không phải tổ chức nào cũng được cấp phép hành nghề Đại diện SHCN bởi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam, nghĩa là các công ty, doanh nghiệp đó KHÔNG được cung cấp dịch vụ này.

Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện hành nghề đối với Tổ chức Đại diện SHCN như sau:

Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

a. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

b. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

c. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định về điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện SHCN (khoản 1 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ).

the-dai-dien-so-huu-cong-nghiep
Hình ảnh: Thẻ Đại diện Sở hữu công nghiệp

Như vậy, dịch vụ Đại diện SHCN là một trong các dịch vụ kinh doanh có điều kiện, phải thỏa mãn các yêu cầu như:

  • Là tổ chức kinh doanh trong nước;
  • Có ít nhất một người được cấp Thẻ đại diện SHCN;
  • Trong Giấy đăng ký kinh doanh có ghi nhận ngành nghề dịch vụ Đại diện sở hữu công nghiệp.

4. Quyền của Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật

Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp có những quyền sau:

  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký bảo hộ và bảo đảm thực thi quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ và thực thi quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
  • Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, ngoài hoạt động tư vấn về sở hữu trí tuệ, Tổ chức Đại diện SHCN được quyền thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc đại diện để: nộp đơn, theo dõi tiến độ xử lý đơn từ Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nhân danh chủ sở hữu thực hiện các thủ tục yêu cầu xử lý xâm phạm.

Khi ủy quyền cho các Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến xác lập quyền sở hữu, sửa đổi thông tin về chủ đơn/chủ sở hữu, chuyển nhượng, mua bán hoặc cấp phép cho bên thứ ba, chúng ta chỉ cần ký Giấy ủy quyền cho Tổ chức Đại diện SHCN, đơn vị này sẽ có quyền đại diện hợp pháp, thay mặt cho chúng ta làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật

Trách nhiệm của Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp được quy định như sau:

Điều 153. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp

1. Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;

b) Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;

c) Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;

d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;

đ) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết.

2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.

Như vậy, tương ứng với chức năng hoạt động đại diện của mình, Tổ chức Đại diện SHCN theo quy định phải chịu sự ràng buộc về trách nhiệm với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng.

6. Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế là Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế (CIS Law Firm), chúng tôi tự hào là một trong số ít các Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp đã được cấp phép hoạt động bởi Cục Sở hữu trí tuệ. CIS Law Firm có đầy đủ chứng chỉ hoạt động và chức năng đại diện hợp pháp để tư vấn đăng ký xác lập quyền và thực thi quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của banquyen.net là các Đại diện Sở hữu công nghiệp, Luật sư và Chuyên viên đã được đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

bang-cap-chung-chi-chuyen-mon-ve-so-huu-tri-tue
Hình ảnh: Một số bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn về Sở hữu trí tuệ
quyet-dinh-ghi-nhan-to-chuc-dai-dien-so-huu-cong-nghiep
Hình ảnh: Quyết định ghi nhận tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp của công ty Luật CIS

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn