Con người luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm mới, hay cải thiện những sản phẩm hiện có phục vụ cho đời sống của con người ngày càng tốt hơn. Và để khuyến khích sự sáng tạo, nhà nước có những chính sách, quy định để bảo hộ sự sáng tạo đó, gọi là bảo hộ sáng chế.

Để được pháp luật bảo vệ cho những thành quả sáng tạo của mình, các tác giả, chủ sở hữu sáng chế cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định để được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ cho sáng chế. Theo đó, quá trình đăng ký bảo hộ đối với sáng chế tương đối phức tạp và nếu không có kiến thức chuyên môn pháp lý, hồ sơ đăng ký có khả năng bị từ chối bảo hộ. Việc từ chối này thường do chủ đơn mắc các lỗi về hình thức cũng như nội dung trong hồ sơ.

Trong nội dung bài viết này, banquyen.net sẽ gửi đến bạn đọc “3 lỗi thường gặp về phân loại sáng chế” – một trong những nội dung mà nhiều chủ đơn mắc phải trong quá trình hoàn thiện hồ sơ khi nộp đơn đăng ký sáng chế. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

    1. Sáng chế là gì?
    2. Đăng ký bảo hộ sáng chế là gì?
    3. Thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế
    4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng gồm những gì?
    5. Phân loại sáng chế là gì?
    6. 3 lỗi thường gặp về phân loại sáng chế khi đăng ký bảo hộ
    7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Sáng chế là gì?

Đối với sáng chế thì có nhiều định nghĩa khác nhau.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới: Sáng chế nghĩa là một giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ. Sáng chế có thể liên quan tới một sản phẩm hay một quy trình.

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và 2022:Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.

Mặc dù đã có sự khác nhau về mặt câu từ khi định nghĩa về một sáng chế, tuy nhiên thì Sáng chế có thể hiểu một cách đơn giản là một giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm như: máy móc, thiết bị, …Hoặc dưới dạng quy trình như: quy trình chuẩn đoán, dự báo,…nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

3-loi-thuong-gap-phan-loai-sang-che

2. Đăng ký bảo hộ sáng chế là gì?

Không giống như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, rằng việc bảo hộ không bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sáng chế là một trong những đối tượng được trên cơ sở được cấp Văn bằng độc quyền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế. Cho nên, để có thể được cơ quan nhà nước bảo hộ, thì tác giả hoặc chủ sở hữu của sáng chế phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ để yêu cầu xem xét bảo vệ cho những phát minh, sáng kiến đó của tác giả.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung nằm 2009, 2019 và 2022

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3-loi-thuong-gap-phan-loai-sang-che

3. Thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế

Để có thể được bảo hộ sáng chế, thì tác giả hoặc chủ sở hữu sáng chế phải trải qua thủ tục đăng ký bảo bộ độc quyền sáng chế, được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế đã chuẩn bị ở Mục 4 tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đối với bước này, thì người nộp đơn (có thể là tác giả của sáng chế hoặc chủ sở hữu của sáng chế) có thể nộp hồ sơ thông qua các cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bưu điện đến các địa chỉ:

– TP Hà Nội: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

– VP đại diện ở TP. Hồ Chí Minh: số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

– VP đại diện ở TP. Đà Nẵng: số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Cách 2: Nộp hồ sơ thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ

Bạn có thể nộp thông qua Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS (mã đại diện 231). Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp là tổ chức dịch vụ Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép hoạt động và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, người nộp đơn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này thực hiện.

Cách 3: Nộp hồ sơ trực tuyến

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến (online) thông qua Cổng dịch vụ công của Cục SHTT:

http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức đơn đăng ký. Thời hạn thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3: Công bố hồ sơ đăng ký sáng chế.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đăng ký sáng chế.

to-chuc-dai-dien-so-huu-cong-nghiep-cis

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế

Để có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, thì người nộp đơn phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tối thiểu sau đây:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế (Tải về).
  2. Bản mô tả sáng chế, theo đó, bản mô tả sáng chế gồm có: phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có).
  3. Bản tóm tắt sáng chế.
  4. Chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính).
  5. Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp).

dich-vu-lam-the-apec

5. Phân loại sáng chế là gì

Theo quy định pháp luật, sáng chế là một giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Tuy nhiên, dưới mỗi dạng thì sáng chế được phân ra thành nhiều loại khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với thực tiễn. Việc phân loại sáng chế nhằm mục đích phân biệt giữa các sản phẩm sáng chế với nhau, thuận tiện cho việc đánh giá, xem xét bảo hộ sáng chế đang nộp với các sáng chế đã có trước đó.

Về cơ bản, thì sáng chế được thể hiện dưới một số dạng sau đây. Đối với sản phẩm

– Sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật thể: máy móc, thiết bị, linh kiện, …là các sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật thể. Đối với sáng chế dạng này thì nó được thể hiện dưới dạng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu kỹ thuật về kết cấu, về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xác định của con người.

– Sản phẩm được thể hiện dưới dạng chất: thực phẩm, dược phẩm, vật liệu, …khác so với sản phẩm thể hiện dưới dạng vật thể, thì đối với sản phẩm này thì được đặc trưng bởi các dấu hiệu về sự hiện diện, tỉ lệ và trạng thái các phần tử.

– Ngoài ra, còn có sản phẩm được thể hiện dưới dạng sinh học như gen, động vật biến đổi gen, …thì không như hai dạng trên, thì đối với dạng này thì chứa các thông tin di truyền, biến đổi dưới sự tác động của con người.

Đối với quy trình: quy trình sản xuất, dự báo, kiểm tra, …thì đây là một dạng thông tin đã được xác định để tiến hành một quy trình để giải quyết một vấn đề cụ thể. Đối với quy trình thì dấu hiệu đặc trưng được thể hiện thông qua thành phần, trình tự thực hiện để giải quyết một vấn đề cụ thể.

6. 3 lỗi thường gặp về phân loại sáng chế khi đăng ký bảo hộ

Như đã phân tích, để đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, thì tác giả hoặc chủ sở hữu sáng chế phải tiến hành thủ tục đăng ký như đã hướng dẫn tại Mục 3 và thành phần hồ sơ đầy đủ, hợp lệ tại Mục 4.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không ít chủ đơn đăng ký mắc những lỗi về phân loại sáng chế dẫn đến tình trạng là đơn không hợp lệ, bị từ chối đơnCục Sở hữu trí tuệ không đồng ý bảo hộ đối với sáng chế của mình. Sau khi nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thì chúng tôi đã đúc kết được 3 lỗi cơ bản mà nhiều chủ đơn khi tiến hành đăng ký hay mắc phải nhất sau đây:

Thứ nhất, chủ đơn đăng ký không sử dụng mã phân loại trong Bảng phân loại IPC.

Bảng phân loại IPC là bảng phân loại quốc tế về sáng chế theo Thỏa ước Strasbourg, khi tiến hành đăng ký sáng chế, chủ đơn không được tự ý phân loại sáng chế mà phải phân loại theo Bảng phân loại IPC, nếu không phân loại được thì chủ đơn phải đóng phí để Cục SHTT phân loại theo quy định cho bạn.

Đối với bảng phân loại IPC được chia theo các thứ bậc: Phần – Lớp – Phân lớp – Nhóm chính – Phân nhóm. Với khoảng 70.000 nhóm và được chia thành 8 phần, được xem là công cụ giúp việc tra cứu trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả để chủ đơn dễ dàng tìm kiếm, thực hiện việc đăng ký bảo hộ sáng chế phù hợp.

Ví dụ:

– A01B 1/00: Dụng cụ cầm tay

– A47D 7/00: Giường cho trẻ em

⇒ Đây là lỗi thường gặp nhất khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế, nếu không có sự tham vấn cũng như tư vấn sơ bộ của Luật sư chuyên ngành Sáng chế thì các chủ đơn thường không biết sử dụng mã phân loại theo quy định.

Thứ hai, chủ đơn đăng ký phân loại không đầy đủ theo mã phân loại của IPC.

Ví dụ:

– Dụng cụ cầm tay để cải tạo đồng cỏ hoặc thảm cỏ có mã phân loại đầy đủ là A01B 1/24, nếu chủ đơn phân loại không đầy đủ thì cũng được xem là không hợp lệ.

– Ghế tựa hay ghế bành có mã phân loại đầy đủ là A47C 1/02, nếu chủ đơn khai hồ sơ không đầy đủ theo mã này cũng được xem là không hợp lệ.

⇒ Đây cũng là lỗi thường gặp của các chủ đơn khi tự chuẩn bị hồ sơ nộp đăng ký mặc dù đã biết phải sử dụng Mã phân loại IPC nhưng vẫn chưa đầy đủ.

Thứ ba, chủ đơn khai hồ sơ thiếu mã phân loại sáng chế.

Lỗi này cũng thường xảy ra phổ biến đối với các tác giả và chủ sở hữu tự nộp hồ sơ và không có sự tham vấn của Luật sư Sáng chế. Đối với trường hợp này, nếu chủ đơn không phân loại mã sáng chế thì Cục SHTT sẽ phân loại theo quy định và thông báo đến chủ đơn để bổ sung phí phân loại.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành phân loại thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, vì số đơn mà Cục tiến hành xử lí rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi, Công ty Luật CIS, là một trong số ít Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp với về dày kinh nghiệm trong thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế cùng đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, tận tâm sẽ giúp bạn phân loại sáng chế nói riêng và đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế nói chung một cách nhanh chóng và hiệu quả.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

– Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế;

– Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế;

– Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;

– Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác theo bản phân loại quốc tế

– Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế;

– Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;

– Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm sáng chế;

– Đại diện khách hàng trong các vụ kiếu nại, tranh chấp liên quan đến sáng chế.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: 
sohuutritue@cis.vn