Youtuber nào đã đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu ở Việt Nam?

756

Đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu youtube là việc youtuber thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tên gọi hoặc logo của kênh youtube dưới hình thức “nhãn hiệu” tại Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

Khi đăng ký được chấp thuận thì youtuber có quyền độc quyền sử dụng tên gọi, logo trong lĩnh vực, phạm vi mà youtuber đăng ký và đăng ký có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong suốt 10 năm, được gia hạn nhiều lần, mỗi lần cộng thêm 10 năm.

Việc đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu youtube là không mới, và ngày càng nhiều youtuber thực hiện thủ tục này, đặc biệt là sau các vụ lùm xùm tranh chấp thương hiệu liên quan đến Độ Mixi, Tam Mao TV, PewPew, Sơn Tùng MTP, v.v…

Trong bài viết này, banquyen.net sẽ điểm qua một số thương hiệu youtuber nổi tiếng ở Việt Nam đã đăng ký sử dụng độc quyền thương hiệu trong thời gian gần đây, thông tin này đã được Cục Sở hữu trí tuệ công khai trong công báo sở hữu công nghiệp để mọi người đều biết.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. “Quỳnh Trần JP”
  2. “Khoai Lang Thang”
  3. Bà Tân Vlog
  4. “CRIS DEVIL GAMER”, “CRIS PHAN”
  5. “Hoàng Nam CHALLENGE ME”
  6. “Mr Xuân Hoàn”
  7. “Săn bắt và hái lượm”
  8. “Vật Vờ Studio” và “Dương Dê”
  9. “Color Man” và “Khương Dừa”
  10. Kết

1. “Quỳnh Trần JP”

Quỳnh Trần JP là kênh youtube quá quen thuộc với những người đam mê ẩm thực và tìm hiểu cuộc sống người Việt ở Nhật Bản.

Thương hiệu “Quynh Tran JP” đã đăng ký vào tháng 7/2022 yêu cầu được độc quyền sử dụng cho các lĩnh vực như sản xuất video, tư vấn du học, xuất khẩu lao động, dịch vụ nhà hàng ăn uống, quán cà phê …

2. “Khoai Lang Thang”

Khoai Lang Thang – được xem là anh chàng YouTuber vạn người mê với hình ảnh giản dị, chân chất cùng cách nói chuyện mộc mạc và lôi cuốn.

Thương hiệu Khoai Lang Thang đã đăng ký từ rất sớm vào cuối năm 2017, yêu cầu độc quyền sử dụng cho các lĩnh vực như sản xuất phim, video trực tuyến, dịch vụ lưu trú …

Thương hiệu đã được chính thức bảo hộ từ tháng 7/2020 nên bây giờ có ai dùng tên “Khoai Lang Thang” của anh Đinh Võ Hoài Phương cho kênh youtube thì coi chừng bị kiện nhé!

3. Bà Tân Vlog

Bà Tân Vlog đã trở thành một hiện tượng gây bão khắp các trang mạng xã hội nhờ các clip làm đồ ăn “siêu to khổng lồ”

Từ ngay khi còn nổi tiếng, thương hiệu “Bà Tân Vlog” đã đăng ký vào 9/2019 để yêu cầu được độc quyền sử dụng cho các lĩnh vực ăn uống, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…; thương hiệu này đã chính thức được bảo hộ từ tháng 10/2021.

4. “CRIS DEVIL GAMER”, “CRIS PHAN”

Cris Phan hay Cris Devil Gamer chẳng còn là cái tên xa lạ trong cộng đồng mạng. Anh cũng là người sở hữu kênh YouTube gaming đầu tiên cán mốc 10 triệu người theo dõi, đạt nút Kim cương ở Việt Nam.

Vào tháng 7/2021, thương hiệu “Cris Phan”, “Cris Devil Gamer” đã được nộp đơn đăng ký sử dụng độc quyền trong các lĩnh vực như quảng cáo, livestream, giải trí, ăn uống …

5. “Hoàng Nam CHALLENGE ME”

Lê Hoàng Nam (kênh Challenge Me – Hãy Thách Thức Tôi), là một youtuber cực kỳ ấn tượng với những video thử thách đến những nơi không ai dám đến, đem đến cho mọi người những trải nghiệm từ tò mò, thích thú đến kinh hãi, sợ thót tim và không thể không theo dõi tiếp hành trình khám phá của chủ kênh.

Thương hiệu “Hoàng Nam Challenge Me” cũng đã được đăng ký vào tháng 7/2021 cho các lĩnh vực như giải trí, sản xuất video trực tuyến, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, …

6. “Mr Xuân Hoàn”

Nhắc đến youtuber chuyên sale xe ô tô thì không thể không kể đến Mr Xuân Hoàn, một cái tên quá quen thuộc, được coi là “ông trùm” sale xe Mercedes, đặc biệt là sale cho giới nghệ sĩ.

Mr Xuân Hoàn đã đăng ký thương hiệu của mình vào năm 2022 với các lĩnh vực liên quan đến kênh youtube cuả anh như bán xe ô tô, quảng cáo, làm video trực tuyến v.v …

7. “Săn bắt và hái lượm”

Rất nhiều khán giả đã quen thuộc với hình ảnh một chàng thanh niên đội mũ tai bèo, chân đi dép tổ ong, chuyên làm các clip youtube về săn bắt và hái lượm, đó chính là anh chàng Tuấn Anh – chủ kênh Săn bắt và hái lượm.

Thương hiệu “Săn Bắt Và Hái Lượm” cũng vừa mới được đăng ký chính chủ vào hồi tháng 4/2022 trong lĩnh vực sản xuất các video về giải trí, văn hóa, du lịch, ẩm thực …

8. “Vật Vờ Studio” và “Dương Dê”

2 kênh youtube “Vật Vờ Studio” và “Dương Dê” đã quá quen thuộc với những ai có đam mê về công nghệ hoặc sản phẩm mới, nhất là điện thoại di động và các sản phẩm thông minh.

Thương hiệu “Vật Vờ Studio” đã đăng ký độc quyền từ rất sớm, đó là cuối năm 2018, còn “Dương Dê” thì đăng ký trễ hơn, đến tháng 6/2021 thì anh Dương mới đăng ký.

9. “Color Man” và “Khương Dừa”

“Color Man” và “Khương Dừa” được biết đến là kênh riêng của 1 “chủ tịch” và 1 “đạo diễn” nổi tiếng của 1 công ty truyền thông có danh tiếng ở Việt Nam

Cả 2 thương hiệu đều được đăng ký từ rất sớm, vào hồi tháng 10, 11 năm 2018. Đáng chú ý, phạm vi độc quyền sử dụng của 2 thương hiệu này là rất “khủng”, hầu như bao quát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh hiện nay trên thị trường.

Điều này có nghĩa là 2 thương hiệu đang được bảo hộ độc quyền tuyệt đối, bất kỳ việc sử dụng nào liên quan đến “Khương Dừa” và “Color Man” dù không phải lĩnh vực giải trí, sản xuất video thì cũng có thể vi phạm.

10. Kết

Youtube vẫn đang là một trong các nền tảng mạng xã hội chia sẻ video thuộc top đầu thế giới hiện nay, việc sáng tạo video đăng youtube ngoài được thỏa lòng đam mê về sở thích như du lịch, ăn uống, review hàng công nghệ, giải trí…, được công chúng biết đến nhiều hơn, được vinh danh khi đem lại cống hiến nào đó có ý nghĩa cho xã hội, thì thật không thể phủ nhận, youtuber cũng đã kiếm được không ít tiền từ Youtube và nhiều Youtuber đã xem nghề sáng tạo nội dung trên Youtube là ngành nghề chính, có thể nuôi sống bản thân và gia đình.

Nhưng, bên cạnh những youtuber chân chính, đi lên từ con số 0, đến khi có được hàng triệu lượt sub và duy trì được tỷ lệ khán giả trung thành xem video của mình hàng tháng, thì cũng đã có các đối tượng lợi dụng uy tín, thương hiệu của kênh youtube nổi tiếng để lôi kéo khán giả hoặc chiếm đoạt thương hiệu nhằm thu lợi bất chính như là đặt tên kênh youtube trùng hoặc gần giống, đi đăng ký độc quyền thương hiệu để report kênh youtube chính chủ làm kênh chính chủ bị khóa, bị tắt kiếm tiền, hay thậm chí là chính chủ phải đàm phán mua lại thương hiệu…

Vậy, để tránh gặp phải các vấn đề này, youtuber cần nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng đăng ký bảo hộ thương hiệu kênh youtube của mình, việc kiểm tra này nên được Luật sư có chuyên môn sâu về bản quyền thương hiệu như banquyen.net để thực hiện vì đòi hỏi phải có một số kỹ năng tra cứu, đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện đã có người đăng ký thương hiệu trùng hoặc tương tự.

Về thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục và lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu kênh youtube, các bạn quan tâm có thể xem lại bài hướng dẫn chi tiết tại đây.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn