Mở quán ăn, quán nhậu, nhà hàng cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì?

502

Theo nghiên cứu gần đây, người Việt Nam chúng ta thường dùng khoảng 20% thu nhập hàng tháng cho việc ăn uống, và ăn uống bên ngoài dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại do nhu cầu giao tiếp, gặp gỡ. Chính vì vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những nghề rất phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể thấy đi đâu cũng thấy quán ăn, nhà hàng, quán nhậu từ ngõ hẻm đến đường phố lớn.

Khi quyết định mở quán ăn, nhà hàng, quán nhậu, bên cạnh những công việc chính phải sắp xếp như, lên thực đơn, quyết định giá cả món ăn, chọn vị trí thuận tiện, thì một việc cũng quan trọng không kém là xin giấy phép kinh doanh, đặt tên quán để làm thương hiệu.

Trong bài viết này, công ty luật sẽ hướng dẫn mọi người các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi mở quán ăn, quán nhậu, hay nhà hàng.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Trước tiên là việc xin giấy phép kinh doanh hay còn gọi là đăng ký kinh doanh
  2. Thứ hai, đó là xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
  3. Thứ ba, đó là điều kiện pháp lý liên quan đến Tên quán ăn, tên nhà hàng
  4. Vấn đề thứ tư, và là vấn đề đang nóng, đó là về điều kiện phòng cháy chữa cháy

1. Trước tiên là việc xin giấy phép kinh doanh hay còn gọi là đăng ký kinh doanh

Không chỉ riêng kinh doanh quán ăn, quán nhậu, mà khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề, dịch vụ nào, điều đầu tiên phải luôn lưu ý đó là thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

Pháp luật chỉ cho phép một số mô hình không cần đăng ký kinh doanh như: bán hàng rong, bán buôn theo chuyến; kinh doanh lưu động; thời vụ; … Còn đối với dịch vụ ăn uống mà mở quán, mở nhà hàng thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế mà chủ quán ăn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dưới hình thức “hộ kinh doanh” hay thành lập “công ty”.

Với mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Công ty Luật đã có video chia sẻ và phân biệt 2 hình thức kinh doanh này, bạn quan tâm có thể xem thêm tại đây:

Sau khi đăng ký kinh doanh xong, thì bước tiếp theo là kê khai thuế và đóng các khoản thuế theo quy định, tương ứng với từng mô hình kinh doanh, ví dụ: nếu mở hộ kinh doanh thì có 3 khoản thuế chính cần đóng là thuế môn bài hàng năm, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Nếu mở công ty thì ngoài 3 khoản thuế chính vừa nêu thì công ty còn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nữa.

2. Thứ hai, đó là xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh

Không phải có Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bạn được tự do mở quán ăn, nhà hàng, mà trước khi mở quán ăn, nhà hàng, chủ quán phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tại sao phải có giấy này?

Giấy này sẽ do cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cấp cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo được điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Tùy vào hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh hay công ty mà chủ quán ăn sẽ liên hệ UBND cấp quận huyện hoặc Ban an toàn thực phẩm cấp tỉnh hoặc Sở Y Tế nếu địa phương chưa thành lập Ban an toàn thực phẩm để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống được miễn giấy này, đó là các trường hợp kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, kinh doanh thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhà hàng bên trong khách sạn v.v…

3. Thứ ba, đó là điều kiện pháp lý liên quan đến Tên quán ăn, tên nhà hàng.

Tên quán ăn hay tên nhà hàng là tên gọi hoặc logo mà bạn đặt, để tăng sự chuyên nghiệp/ và được dùng để NHẬN DIỆN quán ăn, nhà hàng của bạn và để THỰC KHÁCH biết đến quán ăn, nhà hàng của bạn.

Mặc dù pháp luật không bắt buộc chủ quán ăn, nhà hàng phải đăng ký tên gọi/ logo/ nhưng nếu không đăng ký/ thì có thể gặp các vấn đề lớn là:

Thứ nhất, tên/logo quán ăn, nhà hàng, có thể đang xâm phạm thương hiệu đã đăng ký của người khác, việc này dẫn đến hậu quả là bạn có thể bị phạt rất nặng và bị buộc phải gỡ bảng hiệu, thậm chí là bị gỡ gian hàng khỏi các ứng dụng gọi món trực tuyến như ShopeeFood, Grab food, Go Food, Baemin vì vi phạm thương hiệu.

Thứ hai, nếu quán ăn, nhà hàng của bạn đã có uy tín, được nhiều người biết tới thì một người ĐẦU CƠ nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng đi đăng ký thương hiệu là tên gọi/logo nhà hàng, quán ăn của bạn, và họ quay lại CẤM, không cho bạn sử dụng thương hiệu của chính bạn nữa, lúc này bạn chỉ có thể lựa chọn 2 con đường: một là phải đổi tên quán ăn/nhà hàng; hai là mua lại với giá cao để bạn có quyền sử dụng tiếp.

Thứ ba, nếu tên gọi/quán ăn chưa được đăng ký thì bất kỳ người nào cũng có thể sử dụng tên gọi/logo đó làm tên quán ăn, nhà hàng. Sẽ nguy hại cho bạn nếu quán ăn, nhà hàng đó có tai tiếng và bạn sẽ bị “ném đá” nhầm bởi cộng đồng mạng do quán ăn của bạn có tên gọi tương tự với quán ăn bị tai tiếng đó.

Để không gặp phải 3 vấn đề này thì cách DUY NHẤT là nhanh chóng đi đăng ký thương hiệu là tên gọi, logo quán ăn, nhà hàng của bạn.

Nhưng, bạn cần ĐẶC BIỆT lưu ý là…. không phải cứ nộp hồ sơ đăng ký là được bảo hộ mà tên gọi/logo nhà hàng, quán ăn cần phải trải qua các giai đoạn thẩm định, phải đáp ứng rất nhiều điều kiện, trong đó, quan trọng nhất là không được TRÙNG hoặc TƯƠNG TỰ gây nhầm lẫn với các tên gọi/logo khác đã đăng ký trước.

Việc kiểm tra này là không dễ dàng và Chúng tôi khuyên bạn nên hỏi ý kiến của Luật sư hoặc chuyên gia ở các Tổ chức Đại diện SHCN đã có Giấy phép của Cục Sở hữu trí tuệ như đội ngũ của banquyen.net trước khi nộp hồ sơ đăng ký. Ở đây, các Luật sư và chuyên viên đã được huấn luyện CHUYÊN NGHIỆP và có nhiều năm KINH NGHIỆM trong việc tra cứu, đánh giá và lên phương án giải quyết nếu phát hiện thương hiệu đăng ký có khả năng TƯƠNG TỰ với tên gọi/logo của người khác.

giay-chung-nhan-dang-ky-nhan-hieu

4. Vấn đề thứ tư, và là vấn đề đang nóng, đó là về điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Nhà hàng, quán ăn là một trong những cơ sở thuộc danh mục quản lý về phóng cháy và chữa cháy theo quy định. Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, có phương án chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, …

Theo quy định thì UBND cấp xã hoặc cơ quan công an PCCC là người có thẩm quyền thẩm định và quản lý về PCCC của nhà hàng, quán ăn tùy vào diện tích kinh doanh lớn hay nhỏ.

Do đó, bạn cần liên hệ cơ quan địa phương để được hướng dẫn và thẩm định kĩ về điều kiện này trước khi hoạt động, vì nếu để xảy ra sự cố đáng tiếc thì hậu quả pháp lý mà chủ nhà hàng, quán ăn phải chịu là rất nặng, tùy vào mức độ thiệt hại mà sẽ bị phạt hành chính, bị kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại hoặc cao hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn