Kiểu dáng sản phẩm là gì? Đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm là gì? Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm như thế nào? Hồ sơ đăng ký ra sao?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023 ở bên dưới.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Kiểu dáng sản phẩm là gì?
  2. Bảo hộ kiểu dáng sản phẩm là gì?
  3. Luật bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023
  4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023
  5. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023
  6. Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm ở đâu?
  7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm

1. Kiểu dáng sản phẩm là gì?

Kiểu dáng sản phẩm là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận lắp ráp cho sản phẩm. Kiểu dáng sản phẩm cũng có thể hiểu là thiết kế bên ngoài của sản phẩm, như thiết kế kiểu dáng của các sản phẩm nội thất, kiểu dáng của túi xách, kiểu dáng của đồ chơi, hay bao bì sản phẩm, …

kieu-dang-san-pham

Một Kiểu dáng sản phẩm bắt mắt sẽ giúp thu hút nhiều người tiêu dùng mua sản phẩm, tăng doanh số bán hàng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho nhà sản xuất. Đây cũng là một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

2. Bảo hộ kiểu dáng sản phẩm là gì?

Bảo hộ kiểu dáng sản phẩm là sự công nhận nhà nước đối với một kiểu dáng sản phẩm thuộc về một tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể, theo đó, tổ chức, cá nhân sở hữu kiểu dáng sản phẩm này được nhà nước bảo hộ độc quyền bằng việc có các quyền độc quyền về sử dụng kiểu dáng sản phẩm, cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng sản phẩm, và định đoạt kiểu dáng sản phẩm đó.

Một kiểu dáng sản phẩm chỉ được bảo hộ độc quyền khi kiểu dáng sản phẩm đó đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật và tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ kiểu dáng sản phẩm phải thực hiện thủ tục đăng ký theo hướng dẫn tại Mục 4 và Mục 5 trong bài viết này.

3. Luật bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023

Luật bảo hộ kiểu dáng sản phẩm ở Việt Nam được quy định trong các văn bản sau:

  • Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
  • Thông tư 01/2006/TT-BKHCN do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành ngày 14/02/2007 hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;
  • Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
  • Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009;
  • Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011;
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2012.

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023

Để một kiểu dáng sản phẩm được nhà nước bảo hộ, tổ chức/cá nhân muốn được bảo hộ cần chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm gồm những giấy tờ sau:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm (Tải về).
  2. Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng sản phẩm và bản mô tả kiểu dáng sản phẩm được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
  3. Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  4. Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp).
  5. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
to-khai-dang-ky-kieu-dang-san-pham
Hình ảnh: Tờ khai đăng ký kiểu dáng sản phẩm

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm năm 2023

Tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ kiểu dáng sản phẩm thì cần chuẩn bị hồ sơ như hướng dẫn ở Mục 4 và nộp hồ sơ như hướng dẫn ở Mục 6, theo đó, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký đã chuẩn bị ở Mục 4 đến Cục Sở hữu trí tuệ theo các cách thức ở Mục 6 bên dưới;

Bước 2: Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ nhận hồ sơ, Cục sẽ thẩm định đơn đăng ký. Thời hạn thẩm định là 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;

Bước 3: Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện về mặt hình thức hồ sơ (như là sử dụng đơn đăng ký theo mẫu, trong đơn đăng ký nêu đầy đủ thông tin của chủ đơn đăng ký, đầy đủ thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký, nộp phí, lệ phí đầy đủ, …), Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn trên Công báo Sở hữu công nghiệp hàng tháng của Cục. Thời gian công bố là 02 tháng kể từ ngày hợp lệ;

Bước 4: Sau khi đơn đăng ký bảo hộ được công bố, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định đánh giá điều kiện mà kiểu dáng sản phẩm đáp ứng để được bảo hộ hoặc không. Thời gian thẩm định, đánh giá là: 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Bước 5: Cuối cùng là giai đoạn cấp văn bằng bảo hộ/từ chối cấp văn bằng.

bang-doc-quyen-kieu-dang-san-pham

6. Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm ở đâu?

Như đã đề cập ở Bước 1 của Mục 5 ở trên, hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ bằng hình thức trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online hoặc nộp thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến:

  1. Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);
  2. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh);
  3. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến (online)

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm có thể được nộp thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link:

http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp

Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp là tổ chức hoạt động dưới sự cấp phép và quản lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Khi bạn ủy quyền cho tổ chức này, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi hồ sơ đăng ký sẽ do tổ chức này soạn thảo và đại diện nộp đơn, theo dõi quá trình xử lý đơn cho bạn.

7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng sản phẩm. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

– Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;

– Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác theo bản phân loại quốc tế;

– Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng sản phẩm;

– Đại diện khách hàng trong các vụ khiếu nại, tranh chấp liên quan đến kiểu dáng sản phẩm.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn