Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển dẫn đến sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên khốc liệt. Do vậy, để đứng vững trên thị trường và vượt xa các đối thủ khác, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm mà giờ đây họ còn phải nghiên cứu kiểu dáng bên ngoài sản phẩm. Một kiểu dáng sản phẩm đẹp, bắt mắt sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Xây dựng và bảo vệ kiểu dáng sản phẩm thành công là yếu tố cần thiết để danh tiếng của doanh nghiệp có thể đứng vững và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, khi các doanh nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp tiến hành nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp mình thì thường mắc lỗi liên quan đến bộ bản vẽ.

Vì vậy, trong bài viết “4 lỗi thường gặp về bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp khi đăng ký bảo hộ” của banquyen.net sẽ giúp bạn đọc hiểu và tránh được các lỗi thường gặp khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
  2. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?
  3. Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam
  4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?
  5. 4 lỗi thường gặp về bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ
  6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều cách định nghĩa khác nhau về kiểu dáng công nghiệp khi tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Cụ thể:

Theo Hiệp Hội Các Nhà Thiết kế Công nghiệp Hoa Kỳ (IDSA) thì kiểu dáng công nghiệp là “thiết kế của các sản phẩm, thiết bị, đồ vật, …được hàng triệu người trên thế giới sử dụng mỗi ngày.”

Theo Tổ chức Thiết kế Thế giới (WDO) định nghĩa: kiểu dáng công nghiệp là thiết kế cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý rằng kiểu dáng công nghiệp khác với các thiết kế thủ công – tức các sản phẩm phụ thuộc bởi người tạo ra sản phẩm đó.

Pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định về định nghĩa kiểu dáng công nghiệp như sau:

Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 4. Giải thích từ ngữ

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp

Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu đơn giản kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc kiểu dáng bao bì của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc có sự kết hợp giữa những yếu tố này.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu dáng sản phẩm phổ biến như: kiểu dáng của chai nước, xe máy, điện thoại, …

dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

2. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành hay nói cách khác đây chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp của mình.

Ngoài ra, đây cũng là một thủ tục nhằm đảm bảo kiểu dáng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường vẫn có tính mới.

dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

3. Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.

Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

– Bước 1: Người có nhu cầu bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ đăng ký tại sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ;

– Bước 2: Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn 01 tháng;

– Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp trên Công báo trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ở Bước 2;

– Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong thời hạn 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn ở Bước 3;

– Bước 5: Ở bước này sẽ có hai khả năng có thể xảy ra như sau:

(1) Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ nếu kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ, theo đó, Cục ra thông báo cấp bằng và yêu cầu chủ đơn đóng phí cấp bằng; hoặc

(2) Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng nếu không đủ điều kiện bảo hộ cho chủ đơn một thời gian để có ý kiến.

– Bước 6: Đóng phí cấp bằng và nhận bằng bảo hộ

Trường hợp nhận được thông báo cấp bằng, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp nộp phí cấp bằng, theo đó, trong thời hạn từ 1 – 2 tháng, Cục sẽ gửi Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp về địa chỉ đăng ký.

Trường hợp Chủ đơn không có ý kiến phản hồi hoặc nội dung phản hồi về dự định từ chối cấp bằng không có cơ sở, Cục sẽ ra quyết định từ chối bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

so-do-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký (Tải về mẫu)

– Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp (yêu cầu phải rõ nét, thể hiện cùng một chiều);

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp);

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nội dung gồm: Tên kiểu dáng công nghiệp, lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp, liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ, …;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nội dung hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

– Tài liệu khác.

to-khai-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

Bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo một trong 3 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

Chúng ta có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:

  1. Trụ sở chính của Cục SHTT: 386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;
  2. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP.HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM;
  3. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường link: https://ipvietnam.gov.vn/

Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp

Bạn có thể nộp thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS. Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp là tổ chức dịch vụ Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

dich-vu-lam-the-apec

5. 4 lỗi thường gặp về bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ.

Khi chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ, chúng ta thường gặp các lỗi sau đây về bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp:

Lỗi thứ nhất, chủ đơn nộp hồ sơ không đủ số lượng hình tối thiểu về kiểu dáng công nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, người đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nộp 04 bộ ảnh hoặc 04 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện đối tượng bảo hộ một cách thống nhất và chính xác, được in hoặc gắn thẻ trên giấy khổ A4 không đóng khung. Tuy nhiên, trong thực tiễn, một số doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký bảo hộ không nộp đủ số lượng hình theo quy định. Do vậy, khi nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp các doanh nghiệp thường bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả về. Do vậy, để đảm bảo hồ sơ được nộp và giải quyết đúng hạn thì chúng ta cần đảm bảo số lượng hình theo quy định.

Thực tế, các chủ đơn không tìm hiểu kỹ về quy định nên nộp không đủ số lượng hình quy định, dẫn đến tình trạng hồ sơ không hợp lệ, kéo dài thời gian xử lý đơn.

Lỗi thứ hai, các hình vẽ không cùng tỷ lệ. Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190 mm x 277 mm.

Việc quy định một tỷ lệ thống nhất cho các bản vẽ để xem xét hình dáng bên ngoài một cách toàn vẹn và đánh giá về tính mới của hình dáng sản phẩm. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã không lưu ý đến tỷ lệ bản vẽ là một trong những nguyên nhân khiến cơ quan có thẩm quyền từ chối hồ sơ đăng ký.

Đây là lỗi thường xuyên xảy ra nhất khi chủ đơn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hồ sơ dẫn đến sai sót.

Lỗi thứ ba, các hình vẽ không cùng chiều với nhau.

Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một chiều và được đánh số lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh (ba chiều) của kiểu dáng công nghiệp, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, từ phía sau, từ bên phải, từ bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên; các hình chiếu phải được thể hiện chính diện. Quy định thống nhất cùng chiều giữa các ảnh chụp, bản vẽ để xem xét rõ ràng và dễ hình dung hình dáng sản phẩm tạo thuận lợi cho việc đánh giá nhằm cấp bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được khách quan, chính xác.

Lỗi này thường xảy ra là do quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp khác với quy định về bản vẽ kỹ thuật, các quy định về chiều khác nhau nên các tác giả (đa số là các chuyên gia về kỹ thuật) thường nêu không đúng chiều của các hình vẽ.

Lỗi thứ tư, bộ bản vẽ không rõ ràng, không sắc nét.

Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét; kiểu dáng công nghiệp phải được thể hiện bằng đường nét liền; màu nền của ảnh chụp, bản vẽ phải đồng nhất và tương phản với màu của kiểu dáng công nghiệp; trên ảnh chụp, bản vẽ chỉ được thể hiện sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ (không kèm theo sản phẩm khác).

Khi thiết kế bộ bản vẽ các chủ sở hữu cần đảm bảo sự rõ ràng, sắc nét để cơ quan có thẩm quyền đánh giá một cách tổng quan, khách quan và chính xác. Do vậy, nếu bộ bản vẽ không rõ ràng, không sắc nét thì không thể hình dung được hình dáng sản phẩm nên sẽ không đánh giá được ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu cũng như kéo dài thời gian cấp bằng bảo hộ.

Thực tế, lỗi này xảy ra với tình trạng các hình vẽ không thống nhất về sử dụng nét đứt, nét thẳng của các hình vẽ. Đối với lĩnh vực Sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp thì sẽ không sử dụng nét đứt, nếu sử dụng nét đứt trong các hình vẽ thì bị coi là không hợp lệ về mặt hình thức và phải khắc phục thiếu sót.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

– Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;

– Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác theo bản phân loại quốc tế;

– Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng sản phẩm;

– Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm kiểu dáng sản phẩm;

– Đại diện khách hàng trong các vụ khiếu nại, tranh chấp liên quan đến kiểu dáng sản phẩm.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, P.Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email: info@cis.vnsohuutritue@cis.vn