Con người không ngừng tạo ra những sản phẩm mới bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi xã hội phát triển, nhà nước triển khai hoạt động bảo hộ sáng chế với mục đích khuyến khích những nhà phát minh, những nhà đầu tư để họ tiếp tục thực hiện hoạt động sáng tạo.

Để được bảo hộ, nhà phát minh phải tiến hành đăng ký sáng chế. Tuy nhiên việc nộp đơn đăng ký bảo hộ vẫn còn nhiều khó khăn, không phải ai cũng nắm rõ các yêu cầu về thủ tục và hồ sơ đăng ký sáng chế, đặc biệt là bản mô tả sáng chế, một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với thủ tục đăng ký sáng chế, khiến cho quá trình nộp hồ sơ của các chủ sở hữu sáng chế gặp nhiều vướng mắc, tốn nhiều thời gian cũng như chi phí đi lại.

Do đó, trong bài viết này của banquyen.net, Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn về “04 lỗi thường gặp về bản mô tả sáng chế khi đi đăng ký bảo hộ” và cách khắc phục. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

    1. Sáng chế là gì?
    2. Đăng ký bảo hộ sáng chế là gì?
    3. Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
    4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm những gì?
    5. 4 lỗi thường gặp về bản mô tả sáng chế khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ
    6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Sáng chế là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), sáng chế được định nghĩa như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Như vậy, Sáng chế là một thuật ngữ pháp lý chỉ về một sáng kiến mới, một sản phẩm mới, một quy trình mới hoặc một phương pháp mới, mà bằng cách đó, người sở hữu sáng chế sử dụng các quy luật tự nhiên, khoa học và công nghệ để tạo một sản phẩm mới hoặc cải tiến một sản phẩm hoặc quy trình hiện có. Sáng chế là một phương tiện để thúc đẩy sự tiến bộ trong khoa học và công nghệ và có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho những người sở hữu sáng chế và cho xã hội nói chung.

Bằng độc quyền sáng chế (theo Tiếng Anh gọi là “Patent”) là giấy tờ của cơ quan nhà nước cấp cho một sáng chế và ghi nhận thông tin của tác giả và chủ sở hữu của sáng chế đó. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu sáng chế (người trực tiếp sáng tạo ra sáng chế hoặc doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, tài chính để cho người khác tạo ra sáng chế) phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ.

Về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

sang-che-la-gi

2. Đăng ký bảo hộ sáng chế là gì?

Đăng ký bảo hộ sáng chế là một thủ tục hành chính nhằm yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế của mình. Thủ tục đăng ký sáng chế rất quan trọng và cần thiết cho sản phẩm, quy trình mà tác giả sáng tạo ra, đây là cơ sở pháp lý duy nhất để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, chủ sở hữu sáng chế trước những tranh chấp.

Chủ thể thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế có thể là tác giả sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế (chủ sở hữu sáng chế có thể là chính tác giả hoặc tổ chức, cá nhân khác đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra sáng chế dưới hình thức giao việc hoặc cho thuê việc, hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật.)

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế khi đáp ứng điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ 

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Bên cạnh đó, để được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng điều kiện không thuộc các trường hợp là đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:

Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

dich-vu-lam-the-apec

3. Quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

Để đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam:

Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế theo hướng dẫn ở Mục 4.

Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị, chúng ta nộp hồ sơ đăng ký sáng chế bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng hoặc nộp online tại Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do hoặc thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ:

⇒ Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ được tiến hành giải quyết theo quy trình sau:

quy-trinh-giai-quyet-don-dang-ky-sang-che

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế gồm những gì?

Để thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế, người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

– Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế (02 bản, theo mẫu)

– Bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế bao gồm: phần mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ (nếu có)

+ Phần mô tả sáng chế phải có các nội dung sau: Tên sáng chế; Lĩnh vực sử dụng sáng chế; Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế; Bản chất kỹ thuật của sáng chế; Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế; Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích; Những lợi ích (hiệu quả) có  thể đạt được.

+ Yêu cầu bảo hộ phải nêu rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí khi nộp đơn đăng ký;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Giấy ủy quyền đăng ký trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp.

to-khai-dang-ky-sang-che

5. 04 lỗi thường gặp về bản mô tả sáng chế khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ

Trong quá trình nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế4 lỗi thường gặp về bản mô tả sáng chế như sau:

Lỗi thứ nhất là: lỗi trong đặt tên sáng chế.

Tên sáng chế được trình bày ở dòng đầu tiên trên trang 1 và phải giống với tên sáng chế nêu trong tờ khai. Tên sáng chế là tên gọi dùng để xác định đối tượng nêu trong đơn.

Tên sáng chế phải đáp ứng điều kiện:

+ Tên sáng chế phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng hoặc công dụng của đối tượng. Không được lấy tên thương mại của sản phẩm hoặc các ký hiệu riêng, chữ viết tắt đặt tên cho sáng chế.

+ Tên sáng chế không được mang tính chất khuếch trương hoặc quảng cáo, không kèm theo các tính từ như “mới”, “tối ưu”, “ưu việt” hoặc những từ ngữ không rõ nghĩa, những ký hiệu không phù hợp với bản chất của sáng chế.

Nhiều đơn đăng ký sáng chế gặp lỗi về việc đặt tên, và lỗi đặt tên sáng chế phổ biến thường gặp là tên có tính mô tả chất lượng, mang tính quảng cáo.

Lỗi thứ hai là: không đề cập đến tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế hay còn gọi là tình trạng kỹ thuật của sáng chế.

Người nộp đơn phải trình bày tóm tắt các giải pháp kỹ thuật đã biết cùng nhằm một mục đích hoặc giải quyết cùng một vấn đề kỹ thuật như sáng chế nêu trong đơn, đồng thời phải chỉ dẫn cụ thể đến tài liệu mô tả các giải pháp kỹ thuật đó, sao cho người quan tâm đến lĩnh vực này có thể tìm được các giải pháp đó một cách dễ dàng.

Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật liên quan thì phải ghi rõ điều đó.

Trên thực tế, việc biết được tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế sẽ giúp cho nhà sáng chế không nghiên cứu lại, không tìm tòi, mày mò lại những sáng chế đã được bảo hộ, vì việc này hoàn toàn vô ích, do chủ sở hữu sáng chế đó được độc quyền sử dụng.

Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế cũng sẽ giúp cho người đăng ký sáng chế làm nổi bật lên tính mới, tính sáng tạo của sáng chế.

Lỗi thứ ba là: bản chất kỹ thuật của sáng chế.

+ Bản chất kỹ thuật của sáng chế là phần mô tả cách thức đạt được mục đích của sáng chế. Trong phần này phải mô tả chi tiết giải pháp kỹ thuật đến mức đủ để xác định được bản chất của giải pháp đó.

+ Phần bản chất kỹ thuật của sáng chế được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế cần đạt được hoặc vấn đề mà sáng chế cần giải quyết. Mục đích hoặc nhiệm vụ nêu trên phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, không mang tính chất quảng cáo và phải nhằm khắc phục được nhược điểm, hạn chế của giải pháp kỹ thuật có bản chất gần nhất đã được chỉ ra trong phần “Tình trạng kỹ thuật của sáng chế”

+ Cần mô tả đầy đủ và chi tiết các dấu hiệu (đặc điểm) cấu thành giải pháp kỹ thuật (hay còn gọi là dấu hiệu kỹ thuật cơ bản). Dấu hiệu kỹ thuật cơ bản là tất cả các dấu hiệu kỹ thuật có ảnh hưởng đến bản chất của giải pháp kỹ thuật, tức là các dấu hiệu mà nếu thiếu chúng thì sẽ không đủ để tạo thành giải pháp kỹ thuật là sáng chế nêu trong đơn và không đủ để đạt được mục đích, không giải quyết được nhiệm vụ đặt ra cho sáng chế.

Rất nhiều đơn đăng ký sáng chế mắc lỗi này, theo đó, người đăng ký sáng chế không trình bày được bản chất kỹ thuật mà Công ty luật vừa hướng dẫn ở trên, mà trong đơn, chỉ trình bày về công năng, hướng dẫn sử dụng, mô tả hoạt động của sáng chế theo mắt thường. Điều này là một lỗi nghiêm trọng, vì sáng chế là bảo hộ giải pháp kỹ thuật, vậy mà trong phần mô tả bản chất kỹ thuật, chỉ nói về công năng, cách sử dụng, cách vận hành.

Lỗi thứ tư là lỗi khi mô tả các phương án thực hiện sáng chế.

Trong phần này, phải mô tả được một cách chi tiết một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế, tức là giải pháp kỹ thuật cụ thể mà người nộp đơn muốn đăng ký sáng chế, sao cho người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể đạt được mục đích đề ra của sáng chế hoặc thực hiện được sáng chế.

Rất nhiều người nộp đơn mắc lỗi này: vì sợ rằng, nếu mô tả chi tiết, thì sáng chế sẽ bị sao chép, nên muốn giữ bí mật, do vậy, khi mô tả, viết rất sơ sài. Và với nội dung mô tả sơ sài như vậy, thì đơn đăng ký sáng chế sẽ bị từ chối bảo hộ.

Chúng ta phải hiểu rằng, mục đích khi đăng ký sáng chế là để nhà nước bảo hộ, theo đó, nếu có bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng sáng chế đó mà không được sự đồng ý của chủ sáng chế, thì đều bị coi là xâm phạm sáng chế. Như vậy, nếu trong nội dung tả các phương án thực hiện sáng chế mà chúng ta “giấu” thông tin, thì khi có bên thứ ba sử dụng, cơ quan nhà nước không có cơ sở nào để xác định đó là vi phạm sáng chế của chúng ta.

Chính vì vậy, tả các phương án thực hiện sáng chế là nội dung bắt buộc phải có trong đơn đăng ký sáng chế.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

– Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế;

– Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế;

– Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;

– Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ chính xác theo bản phân loại quốc tế

– Tư vấn, soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế;

– Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;

– Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm sáng chế;

– Đại diện khách hàng trong các vụ kiếu nại, tranh chấp liên quan đến sáng chế.

Slogan của chúng tôi : Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580

Email:  sohuutritue@cis.vn