Bản chất của sáng chế vốn là giải pháp kỹ thuật vận dụng những quy luật tự nhiên để giải quyết một vấn đề mang tính kỹ thuật nào đó. Tuy nhiên, một giải pháp kỹ thuật không đương nhiên được công nhận là một sáng chế. Để được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, chủ sở hữu/tác giả của giải pháp kỹ thuật phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế.

Trong bối cảnh Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 vừa có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2023, vậy “thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023” nói riêng và thủ tục bảo hộ sáng chế nói chung có gì mới hay không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của banquyen.net.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

    1. Giải pháp kỹ thuật là gì?
    2. Bảo hộ giải pháp kỹ thuật là gì?
    3. Luật bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023
    4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023
    5. Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023
    6. Nộp hồ sơ đăng ký giải pháp kỹ thuật ở đâu?
    7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật

1. Giải pháp kỹ thuật là gì?

Giải pháp kỹ thuật là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế, là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định (theo Wikipedia).

Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới dạng là sản phẩm hoặc quy trình, ví dụ:

– Dưới dạng sản phẩm: camera an ninh, máy in, fly-cam, điện thoại thông minh (smart phone), robot hút bụi, …

– Dưới dạng quy trình: quy trình gia công, quy trình sản xuất, dự báo, kiểm tra, xử lý, …

giai-phap-ky-thuat
Hình ảnh minh họa về giải pháp kỹ thuật

2. Bảo hộ giải pháp kỹ thuật là gì?

Một giải pháp kỹ thuật có thể được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế dưới hai hình thức:

(i) cấp bằng độc quyền Sáng chế; hoặc

(ii) cấp bằng độc quyền Giải pháp hữu ích

nếu đáp ứng đầy đủ được các điều kiện Luật Sở hữu trí tuệ quy định, trong đó:

Để được cấp Văn bằng độc quyền Sáng chế, giải pháp kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

  1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tương tự, để được cấp Văn bằng độc quyền Giải pháp hữu ích, giải pháp kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

  1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tùy thuộc vào tính chất của giải pháp kỹ thuật khi đăng ký mà giải pháp này có thể được cấp bằng độc quyền Sáng chế hoặc cấp bằng độc quyền Giải pháp hữu ích.

Sự khác biệt giữa hai Văn bằng này nằm ở điều kiện về tính sáng tạo, trong đó, giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền Sáng chế sẽ có tính sáng tạo “nhỉnh” hơn so với giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền Giải pháp hữu ích.

van-bang-doc-quyen-sang-che
Hình ảnh: Văn bằng độc quyền sáng chế

Điều này thể hiện thông qua việc: Văn bằng độc quyền Sáng chế có hiệu lực bảo hộ là 20 năm. Trong khi đó, Văn bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực bảo hộ là ít hơn 1/2 thời gian, cụ thể là 10 năm. Trong suốt quá trình sử dụng Văn bằng, chủ sở hữu giải pháp kỹ thuật phải thực hiện việc nộp phí duy trì hiệu lực Văn bằng hằng năm. Hết thời hạn bảo hộ nêu trên hoặc chủ sở hữu không nộp phí duy trì hiệu lực định kỳ thì các Văn bằng này sẽ hết hiệu lực và không được gia hạn.

3. Luật bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023

Luật bảo hộ giải pháp kỹ thuật (sáng chế) ở Việt Nam được quy định trong các văn bản sau:

  • Luật sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022;
  • Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/09/2006 Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
  • Thông tư 01/2006/TT-BKHCN do Bvề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ;
  • Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
  • Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009;
  • Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011;
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2012.

dich-vu-lam-the-apec

4. Hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023

Để đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký với các giấy tờ sau:

  1. Đơn đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật (theo mẫu gọi là “Tờ khai đăng ký sáng chế”). Bạn sử dụng đơn đăng ký theo mẫu tại đây.
  2. Bản mô tả giải pháp kỹ thuật gồm có Phần mô tả giải pháp kỹ thuật, Yêu cầu bảo hộ giải pháp kỹ thuật và Hình vẽ (nếu có);
  3. Bản tóm tắt giải pháp kỹ thuật;
  4. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  5. Giấy ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho Đại diện Sở hữu công nghiệp)
  6. Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Tìm hiểu thêm về Đại diện Sở hữu công nghiệp tại đây.

5. Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật năm 2023

Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật được xử lý theo tiến trình của một đơn đăng ký sáng chế, quy trình này được cô đọng lại trong sơ đồ dưới đây:

so-do-dang-ky-sang-che

– Hồ sơ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về mặt hình thức của hồ sơ, thời gian thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Kết quả của giai đoạn này sẽ là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Quyết định từ chối đơn.

– Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ công bố thông tin đăng ký sáng chế như sau:

+ Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

+ Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Sau khi công bố thông tin đăng ký sáng chế, Cục SHTT tiến hành thẩm định nội dung trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

– Sau khi thẩm định nội dung đơn, nếu sáng chế đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ, sáng chế sẽ được cấp Văn bằng độc quyền sáng chế, ngược lại sẽ bị từ chối bảo hộ nếu không đáp ứng toàn bộ các điều kiện.

dich-vu-dang-ky-ban-quyen-thuong-hieu

6. Nộp hồ sơ đăng ký giải pháp kỹ thuật ở đâu?

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật đến Cục Sở hữu trí tuệ theo các cách thức sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến:

  1. Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  2. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua địa chỉ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ. Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

7. Dịch vụ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp kỹ thuật. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

  • Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp kỹ thuật;
  • Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ giải pháp kỹ thuật;
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo Bản mô tả giải pháp kỹ thuật và tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hình vẽ, ảnh chụp giải pháp kỹ thuật;
  • Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ giải pháp kỹ thuật;
  • Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm giải pháp kỹ thuật;
  • Đại diện khách hàng trong các vụ khiếu nại, tranh chấp liên quan đến.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ

109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn