Sáng chế là một giải pháp mang tính kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên như là tủ lạnh, hệ thống lọc nước, hệ thống lọc không khí, chế phẩm rửa tay, quy trình sản xuất chế phẩm rửa tay, …

Theo đó, tác giả của sáng chế và chủ sở hữu của sáng chế có quyền nộp hồ sơ đăng ký sáng chế đó để được nhà nước bảo vệ cho những sáng kiến của mình. Vậy, nếu chủ sở hữu sáng chế là cá nhân thì quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào?

Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết bên dưới.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

    1. Sáng chế là gì?
    2. Bảo hộ sáng chế là gì?
    3. Ai được quyền đăng ký bảo hộ sáng chế?
    4. Cách thức để cá nhân đăng ký bảo hộ sáng chế
    5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

1. Sáng chế là gì?

Sáng chế (tiếng Anh: invention) được định nghĩa khác nhau trong các văn bản luật của Việt Nam, theo đó:

– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội. (Điều 782 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995).

– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005). Định nghĩa này vẫn đang là định nghĩa chính thức, có hiệu lực tại thời điểm hiện này.

Như vậy, với định nghĩa trên, ta có thể thấy, sáng chế rất gần gũi và có mặt trong mọi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, vì kết quả của sáng chế chính là các sản phẩm trong mọi lĩnh vực.

2. Bảo hộ sáng chế là gì?

Sáng chế là kết quả của sự sáng tạo, theo đó, người có hiểu biết trong lĩnh vực tương ứng có thể copy ý tưởng, tạo ra sản phẩm tương tự như sáng chế. Nếu điều này xảy ra, thì người nghiên cứu sáng chế, hay người đầu tư cho sáng chế sẽ bị thiệt hại, do không thể thu hồi, kinh doanh sản phẩm của mình.

Chính vì lẽ trên, pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới bảo hộ người tạo ra hoặc sở hữu sáng chế thông qua thủ tục đăng ký bảo hộ.

Bảo hộ sáng chế là việc nhà nước bảo vệ tác giả, chủ sở hữu sáng chế để được độc quyền sử dụng sáng chế; Cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế và định đoạt sáng chế theo cách mà mình mong muốn.

Một sáng chế muốn được pháp luật bảo hộ thì phải được Nhà nước ghi nhận trên cơ sở được cấp Văn bằng độc quyền sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ cấp.

mau-van-bang-doc-quyen-sang-che
Hình ảnh: Mẫu Văn bằng độc quyền sáng chế

Việc cấp Văn bằng độc quyền sáng chế sẽ trải qua quy trình đăng ký và đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp

Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định và nộp hồ sơ đề nghị bảo hộ, sáng chế sẽ được pháp luật bảo hộ trong thời hạn hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn và có hiệu lực kể từ ngày cấp bằng. Hết thời hạn này, chủ sở hữu sáng chế không được gia hạn, đồng nghĩa sẽ không được tiếp tục bảo hộ.

3. Ai được quyền đăng ký bảo hộ sáng chế?

Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về quyền đăng ký sáng chế, người được đăng ký bảo hộ sánh chế bao gồm:

Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Lưu ý:

∗ Nếu sáng chế tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước thì:

– Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, thì quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế này.

– Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký này.

– Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký này.

– Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế nêu trên đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế đó.

∗ Nếu sáng chế có nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

∗ Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

4. Cách thức để cá nhân đăng ký bảo hộ sáng chế

Theo quy định, quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế không phân biệt người nộp đơn là cá nhân hay tổ chức. Do đó, cho dù bạn là cá nhân hay tổ chức thì quy trình đăng ký sẽ không khác nhau. Cụ thể, quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ trải qua các bước sau:

♦ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký, gồm:

– Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế. Bạn điền tờ khai theo mẫu tại đây.

– Bản mô tả sáng chế gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có);

– Bản tóm tắt sáng chế;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho Đại diện Sở hữu công nghiệp)

– Tài liệu liên quan khác (nếu có).

♦ Bước 2: Sau khi hoàn tất Bước 1, bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ theo các cách thức sau:

∗ Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến:

– Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP. Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

∗ Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua địa chỉ: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do

∗ Nộp hồ sơ thông qua Tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ. Tổ chức đại diện SHCN là tổ chức dịch vụ SHTT chuyên nghiệp, được Cục SHTT cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục sẽ do tổ chức này chủ động thực hiện.

♦ Bước 3: Sau khi nộp hồ sơ theo những cách thức trên, hồ sơ của bạn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định về mặt hình thức hồ sơ, thời gian thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ. Kết quả của giai đoạn này sẽ là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Quyết định từ chối đơn.

♦ Bước 4: Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ công bố thông tin đăng ký sáng chế như sau:

∗ Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

∗ Đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

♦ Bước 5: Sau khi công bố thông tin đăng ký sáng chế, Cục SHTT tiến hành thẩm định nội dung trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

♦ Bước 6: Sau khi thẩm định nội dung đơn, nếu sáng chế đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ, sáng chế sẽ được cấp Văn bằng độc quyền sáng chế, ngược lại sẽ bị từ chối bảo hộ nếu không đáp ứng toàn bộ các điều kiện.

ca-nhan-dang-ky-bao-ho-sang-che

5. Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

Banquyen.net là website chuyên ngành của Công ty Luật Bản Quyền Quốc Tế, chuyên cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, và là đơn vị chuyên nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế.

Chúng tôi được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đăng ký, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế. Với đội ngũ chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi chuyên:

  • Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế;
  • Tra cứu chuyên sâu, phân tích, đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế;
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và chuyên nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo Bản mô tả sáng chế và tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hình vẽ, ảnh chụp sáng chế;
  • Đại diện khách hàng tiến hành toàn bộ thủ tục pháp lý để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;
  • Tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm sáng chế;
  • Đại diện khách hàng trong các vụ khiếu nại, tranh chấp liên quan đến.

Slogan của chúng tôi: Cầu nối trí tuệ – Chìa khóa thành công.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

CÔNG TY LUẬT BẢN QUYỀN QUỐC TẾ
109 Hoàng Sa, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: sohuutritue@cis.vn