Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
ban quyen

CÔNG CỤ TRA CỨU SÁNG CHẾ

Cách thức khai thác và sử dụng thông tin sáng chế phục vụ hoạt động nghiên cứu – triển khai

Các công cụ tra cứu sáng chế

– Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;

– Phân loại sáng chế quốc tế (IPC);

– Các bộ phân loại sáng chế quốc gia (USclass, ECLA…);

– Bảng tra theo từ khóa;

– Các ấn phẩm thông tin thư mục và tóm tắt sáng chế;

– Các đĩa quang dùng để tra cứu;

– Công báo sáng chế và/hoặc Công báo SHCN;

– Các bộ từ điển.

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC)

Thỏa ước về Phân loại sáng chế quốc tế được ký kết ngày 24/03/1971 tại Hôi nghị ngoại giao các nước thành viên Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN tổ chức tại Strassbourg (Cộng hòa Pháp). Phân loại sáng chế quốc tế là công cụ để phân loại sáng chế một cách thống nhất trên phạm vi thế giới, và là công cụ tra cứu có hiệu quả, giúp nhanh chóng tìm ra những bản mô tả sáng chế thích hợp phục vụ cho việc đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo của một giải pháp kỹ thuật, cũng như để xác định tình trạng kỹ thuật của một vấn đề cụ thể. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng phân loại sáng chế quốc tế, một vài nước vẫn dùng phân loại sáng chế quốc gia nhưng cũng vẫn ghi cả chỉ số phân loại sáng chế quốc tế tương ứng trên tư liệu sáng chế của mình. Nhờ đó mà việc tra cứu tư liệu sáng chế của các nước trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước đây khi mỗi nước sử dụng phân loại sáng chế quốc gia riêng.

Phân loại sáng chế quốc tế được sử dụng để:

–  Sắp xếp tư liệu sáng chế, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận chúng;

–  Phổ biến thông tin có chọn lọc;

–  Xác định trình độ kỹ thuật trong từng lĩnh vực kỹ thuật cụ thể;

–  Thống kê tình hình bảo hộ sáng chế, từ đó đánh giá hiện trạng và dự báo xu hường phát triển của từng lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.

Cấu trúc của Phân loại sáng chế quốc tế

Hai nguyên tắc cơ bản của Phân loại sáng chế quốc tế là: Các sáng chế có nội dung như nhau được xếp vào cùng một vị trí và sáng chế có thể được phân loại theo bản chất kỹ thuật hoặc theo lĩnh vực áp dụng của nó. Ngoài ra, Phân loại sáng chế quốc tế còn phải dành các vị trí dự trữ cho các vấn đề kỹ thuật mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Phân loại sáng chế quốc tế IPC chia các đối tượng kỹ thuật thành các mức theo cấu trúc thứ bậc từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết theo trật tự sau:

– Các phần

– Các lớp

– Các phân lớp

– Các nhóm (nhóm chính và phân nhóm)

Phần: Hệ thống IPC gồm có 8 phần, mỗi phần được ký hiệu bằng một chữ cái Latinh, tên của phần phản ánh nội dung bao quát của phần:

  1. Các nhu cầu của đời sống con người
  2. Các qui trình công nghệ; Giao thông vận tải
  3. Hóa học; Luyện Kim
  4. Dệt; Giấy
  5. Công trình xây dựng; Mỏ
  6. Cơ khí; Chiếu sáng; Cấp nhiệt; Vũ khí; Chất nổ
  7. Vật lý
  8. Điện

Lớp: Mỗi phần được chia thành nhiều lớp, tên gọi của lớp phản ánh nội dung của lớp đó. Ký hiệu của lớp gồm ký hiệu của phần và hai chữ số Ả rập bắt đầu từ số 01.

Phân lớp: Mỗi lớp lại bao gồm nhiều phân lớp. Tên gọi của phân lớp chỉ ra một cách chính xác nhất nội dung của phân lớp. Ký hiệu của phân lớp bao gồm ký hiệu của lớp và tiếp theo là một chữ cái Latinh in hoa.

Nhóm chính, phân nhóm: Mỗi phần lại tiếp tục được chia thành các nhóm, bao gồm nhóm chính và phân nhóm. Ký hiệu của nhóm chính bao gồm ký hiệu của Phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số Ả rập gồm từ 1 đến 3 chữ số (thường là số lẻ), tiếp theo là gạch chéo, rồi đến hai chữ số 00. Tên của nhóm chính chỉ rõ đặc điểm của đối tượng kỹ thuật cần tìm kiếm trong tra cứu thông tin sáng chế.

Các phân nhóm là thành phần của nhóm chính. Ký hiệu của phân nhóm gồm ký hiệu của phân lớp, tiếp theo là cụm chỉ số gồm từ 1 đến 3 chữ số Ả rập của nhóm chính mà phân nhóm đó trực thuộc, rồi đến gạch chéo và cuối cùng là cụm chỉ số ít nhất gồm 2 chữ số và bắt đầu từ số 02. Tên gọi của phân nhóm xác định rõ đặc điểm của đối tượng nằm trong phạm vi của nhóm chính, được coi là có ích cho việc tra cứu thông tin sáng chế.

  • Tải bảng phân loại Sáng chế (bản dịch Tiếng Việt): Tại đây

MỘT SỐ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ TRA CỨU

1. Cơ sở dữ liệu ESP@CENET của Cơ quan Sáng chế Châu Âu

– Cơ sở dữ liệu này bao gồm khoảng 90 triệu sáng chế của 85 nước từ năm 1836 đến nay.

– Sử dụng Phân loại sáng chế quốc tế (IPC) & Phân loại sáng chế của EPO (ECLA) là phân loại IPC được chi tiết hóa.

– Trong đó 30,5 triệu sáng chế có tên tiếng Anh.

– 29,5 triệu sáng chế có phân loại ECLA.

– 19,5 triệu sáng chế có tóm tắt tiếng Anh.

– Dữ liệu sáng chế của EPO & WIPO được cập nhật hàng tuần, dữ liệu sáng chế của các nước khác được cập nhật hàng tháng.

– Tra cứu sáng chế: Tại đây

2. Cơ sở dữ liệu PATENTSCOPE  của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

– Tra cứu full-text của hơn 3,1 triệu đơn PCT được công bố từ 1978 đến nay. Tra cứu hơn 59 triệu tư liệu sáng chế của các nước trong đó 3,1 triệu đơn PCT.
– Mô tả sáng chế được công bố bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Nhật Bản.

– Mô tả sáng chế dạng PDF và dạng text.

– Báo cáo tình trạng đơn PCT từ 1998.

– Tra cứu sáng chế: Tại đây

3. Kho sáng chế quốc gia của một số nước như:

3.1. Cơ sở dữ liệu sáng chế của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ (USPTO)

– Lấy MTSC full-text từ 1790.

– Có thể tra cứu US patent full-text từ 1976.

– Có thể tra cứu đơn US full-text công bố từ tháng 03/2001.

– Có thể tra cứu tập hợp từ (“) (phrase searching).

– Lệnh tìm kiếm phức hợp bằng cách kết hợp các toán tử (nested search).

– Tra cứu sáng chế: Tại đây

3.2. Cơ sở dữ liệu sáng chế của Cơ quan sáng chế Nhật Bản

– Tra cứu tóm tắt sáng chế của Nhật (PAJ) từ năm 1976.

– Từ 1990 có thể tra cứu cả tình trạng pháp lý của đơn và Bằng độc quyền sáng chế của Nhật Bản.

– Có chương trình tự động dịch MTSC từ tiếng Nhật ra tiếng Anh.

– Cập nhật hàng tháng, tình trạng pháp lý đưọc cập nhật 2 tuần 1 lần.

– Có thông tin về kết quả xét nghiệm đơn sáng chế.

– Tra cứu sáng chế: Tại đây