Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
ban quyen
TRA CỨU NHÃN HIỆU

Tra cứu nhãn hiệu là công việc cần phải tiến hành trước khi quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Khả năng được chấp nhận bảo hộ của nhãn hiệu phụ thuộc vào hai yếu tố: Mẫu nhãn hiệu đăng ký và danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, việc phân loại các hàng hóa, dịch vụ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được áp dụng theo bản tiếng Việt của Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2018 được Cục Sở hữu trí tuệ dịch từ bản tiếng Anh do WIPO công bố.

Trên thực tế, thường có một số dạng tra cứu nhãn hiệu phổ biến như sau :

* Tra cứu trùng lặp (dấu hiệu giống hoàn toàn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó): công việc này tương đối dễ dàng và ai cũng có thể tự thực hiện được.

* Tra cứu tương tự (dấu hiệu rơi vào các trường hợp để bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó): Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi người thực hiện tra cứu phải có kỹ năng và kinh nghiệm dày dặn.

Nguyên tắc chung để đánh giá tính tương tự của hai nhãn hiệu :

  • Tương tự về cấu trúc
  • Tương tự về ý nghĩa
  • Tương tự về cách phát âm
  • Tương tự về hình thức thể hiện, các yếu tố hình của nhãn hiệu
  • Tương tự về nhóm sản phẩm/dịch vụ

Cơ sở dữ liệu để tra cứu Nhãn hiệu:

– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: Link

– CSDL nhãn hiệu trực tuyến chung của các quốc gia thành viên ASEAN: Link

– CSDL đơn đăng ký quốc tế (WIPO): Link