Theo số liệu từ Cục Điện ảnh, có hơn 400 website tiếng Việt đang công khai cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến với hàng chục ngàn tác phẩm điện ảnh, đa số các tác phẩm điện ảnh (cả trong nước và quốc tế) đều chưa được các website này mua bản quyền.

  • Tháng 7/2013, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) gửi đơn khiếu nại đến Bộ VH-TT&DL yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả với sản phẩm điện ảnh của MPA tại 3 trang mạng: phim47; v1vn và pub..
  • Tháng 4/2014, MPA tiếp tục gửi hồ sơ liên quan đến việc tái vi phạm bản quyền phim của 3 trang mạng kể trên và 9 trang mạng khác tại Việt Nam.
  • Tháng 6/2014, Thanh tra chuyên ngành TT&TT đã xử phạt 2 website vi phạm bản quyền phim Hồng Kông bị TVB Hồng Kông khiếu nại.

Nhiều trang web chiếu phim online (phần lớn là phim chưa có bản quyền) cho người dùng xem phim miễn phí, đổi lại họ kiếm doanh thu từ quảng cáo, nhưng một số trang phim như: hdviet, hayhaytv đã bắt đầu thu phí người xem. Trong số này có pubvn đã từng bị Thanh tra Bộ VH-TT&DL xử phạt vì vi phạm bản quyền theo khiếu nại của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ.

nhuc-nhoi-vi-pham-ban-quyen-tac-pham-dien-anh

Ảnh minh họa (nguồn antt.vn)

Mới đây (Tháng 03/2015), Thanh tra Sở Thông tin Truyền Thông TP. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hai website cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến (xemphimso; phim14) về hành vi “chiếu phim có nội dung không phù hợp với đạo đức và cung cấp mạng xã hội không phép”. Tổng mức tiền phạt mà 2 trang này phải nộp là 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, 2 trang này cũng đã bị một hãng phim của Việt Nam khiếu nại vì vi phạm bản quyền, nhưng sau đó hai bên đã tự thỏa thuận được nên cơ quan thanh tra không xem xét xử phạt về hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm điện ảnh.

Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên Internet rất cam go

Hết các trang web vi phạm đều đăng ký tên miền quốc tế, chủ thể những trang này đều ẩn danh, hoặc khai báo thông tin không đúng để tránh sự kiểm tra của cơ quan pháp luật. Việc dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì khi chặn không cho truy cập vào một website thì những người vi phạm có thể dễ dàng mở một website khác.

Ông Ngô Huy Toàn, Trưởng phòng Thanh tra Báo chí Xuất bản (Thanh tra Bộ TT&TT) phát biểu:  “Quan điểm của Thanh tra Bộ TT&TT là kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm về bản quyền. Trong thời gian gần đây, Thanh tra Bộ TT&TT đã xử lý mạnh tay đối với một số trường hợp vi phạm bản quyền phim trên Internet sau khi nhận được phản ánh của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, cuộc chiến chống vi phạm bản quyền trên Internet rất cam go, cần phải tiến hành lâu dài và thường xuyên, không thể giải quyết trong một sớm một chiều

Đại diện Công ty Đầu tư phát triển Công nghệ cao (CNC) cho rằng, tại Việt Nam có khoảng 400 trang web sử dụng video (phim và ca nhạc), với 90% lượng người dùng Internet sử dụng sản phẩm này thì lượng tiền bản quyền bị thất thoát như hiện nay là rất lớn. Đầu năm 2014, CNC đã khiếu nại lên Bộ VH-TT&DL nhiều website vi phạm bản quyền chương trình Táo Quân 2014, trong đó có cả Youtube.

(Tổng hợp từ ICTNEWS)