Ứng dụng mạng xã hội mới của cựu tổng thống Mỹ – Donald Trump có tên là “Truth Social” đã ra mắt trong đêm 20/2 và đứng vị trí đầu bảng trong danh sách ứng dụng miễn phí được tải trên App Store. Việc ra mắt ứng dụng này được cho là một dấu hiệu đánh dấu sự trở lại của ông Donald Trump trên mạng xã hội sau khi ông bị cấm trên TwitterFacebook và YouTube vào năm 2021.

mang-xa-hoi-moi-cua-donald-trump
Mạng xã hội mới của Donald Trump
Ông Trump hy vọng “Truth Social” sẽ thu hút hàng triệu người theo dõi ông trên Twitter sử dụng. Cổ phiếu của một công ty có kế hoạch mua Trump Media and Technology Group, công ty mẹ của Truth Social, đã tăng vọt trong những tháng gần đây.

Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi ra mắt, ứng dụng “Truth Social” đã vướng vào một rắc rối pháp lý về nhận diện thương hiệu. Cụ thể, biểu tượng logo của “Truth Social” là một hình vuông màu tím với chữ T màu trắng và một hình vuông màu xanh ngọc ở phía dưới bên phải bị cho là “tương tự” với logo của Công ty Trailar – một công ty lắp đặt tấm năng lượng mặt trời có trụ sở ở Anh Quốc.

Trailar xác nhận rằng họ hiện đang tìm kiếm lời khuyên pháp lý để xác định hướng hành động tốt nhất sau khi nhận thức được những điểm tương đồng giữa biểu tượng của Truth Social và biểu tượng của Trailar.

Trong một dòng tweet trên Twitter, công ty Trailar chia sẻ ẩn ý: “Thật tuyệt khi thấy Donald Trump ủng hộ một doanh nghiệp phát triển bền vững! Có thể hỏi lần sau?” và tag hỏi nhẹ về thông tin liên lạc của đội ngũ tư vấn pháp lý.

dong-tweet-cua-trailar
Dòng tweet của Trailar về logo TRUTH của Donald Trump

Một số chuyên gia sở hữu trí tuệ cho rằng, việc nhận định và kết luận logo mạng xã hội TRUTH của ông Trump là vi phạm bản quyền logo của Công ty Trailar (Anh Quốc) là quá vội vàng vì có rất nhiều điều kiện cần đáp ứng.

Xét về khía cạnh thương hiệu (trademark)

Theo quy định chung của quốc tế, thương hiệu (nhãn hiệu) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, một thương hiệu sẽ luôn luôn gắn liền với loại sản phẩm, dịch vụ nhất định và chủ sở hữu thương hiệu chỉ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu (logo, tên gọi) trong loại sản phẩm, dịch vụ đó khi và chỉ khi chủ thương hiệu đã hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ: ở Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ).

giay-chung-nhan-dang-ky-nhan-hieu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) do Việt Nam cấp

Hiểu đơn giản, xét về khía cạnh thương hiệu thì một logo đã đăng ký và được chấp thuận bảo hộ cho lĩnh vực ăn uống thì không thể ngăn cấm người khác sử dụng logo đó trong lĩnh vực hàng thời trang và ngược lại. Đặc biệt, nếu logo không đăng ký bảo hộ thì không được hưởng bất kỳ quyền lợi gì, bao gồm quyền ngăn cấm người khác sử dụng logo trùng/tương tự.

>>> Tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền logo, thương hiệu trong link này.

Xét về khía cạnh bản quyền logo (copyright)

Khi logo được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí… thì được coi là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” và được bảo hộ quyền tác giả.

Trong các quyền của chủ sở hữu bản quyền logo thì có bao gồm quyền ngăn cấm người khác “sao chép” logo trái phép.

Tuy nhiên, để chứng minh hành vi sao chép logo có bản quyền là điều không đơn giản vì:

– Logo không phải là đối tượng bắt buộc đăng ký tại cơ quan Nhà Nước nên chưa đủ dữ liệu xác thực tác giả thật sự sáng tạo ra logo đầu tiên là ai,

– Chủ sở hữu bản quyền logo có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các bằng chứng chứng minh và đảm bảo tính xác thực về việc tạo ra logo này tại thời điểm sớm nhất

– Chủ sở hữu bản quyền logo phải chứng minh đối tượng vi phạm đã có sự sao chép rõ ràng tác phẩm logo của mình và không thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền theo quy định.

Ở Việt Nam, logo cũng được bảo hộ bản quyền và có thể được đăng ký thông qua thủ tục “đăng ký quyền tác giả” tại Cục Bản Quyền Tác Giả thuộc Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch. Mặc dù việc đăng ký là không bắt buộc, nhưng nếu chủ sở hữu logo thực hiện đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì chủ sở hữu logo sẽ không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp bên kia có chứng cứ ngược lại.

giay-chung-nhan-quyen-tac-gia
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Việt Nam cấp

>>> Phân biệt logo cần đăng ký bản quyền hay thương hiệu, vui lòng xem thêm tại đây

Để được tư vấn, hỗ trợ đăng ký bản quyền thương hiệu, Bạn vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:

PHÒNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ – CIS LAW FIRM

109 Hoàng Sa, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3911 8580 – 091 911 8580
Email: 
info@cis.vn  – sohuutritue@cis.vn